Tư vấn giải quyết hợp đồng kinh tế hiệu quả, bảo vệ quyền lợi tốt nhất

Trong các văn bản pháp luật hiện hành thì không có bất cứ văn bản nào quy định cụ thể khái niệm Hợp đồng kinh tế là như thế nào, tuy nhiên thực tế có khá nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện giao dịch dưới hình thức Hợp đồng kinh tế, và trong trường hợp khi phát sinh tranh chấp thì nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết hướng xử lý đối với Hợp đồng kinh tế vì không tìm thấy quy định trong các văn bản pháp luật.

tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất về Hợp đồng kinh tế và cách thức giải quyết trong trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng kinh tế thường gặp.

Khi nào phát sinh tranh chấp Hợp đồng kinh tế?

Hợp đồng kinh tế không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên các bên tham gia vào Hợp đồng kinh tế hoàn toàn có thể sử dụng hình thức Hợp đồng này vì đây là sự thỏa thuận giữa các bên.

Thông thường Hợp đồng kinh tế sẽ được dùng để điều chỉnh trong mối quan hệ kinh doanh, thương mại, cụ thể như trong các giao dịch như mua bán, cung ứng dịch vụ, thuê tài sản, mặt bằng… và chủ thể sử dụng hình thức Hợp đồng này là các doanh nghiệp, thương nhân. Tùy vào nhu cầu của các bên mà có những quy định phù hợp thỏa mãn được lợi ích của hai bên.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng theo quy định của Hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng theo thỏa thuận. Trường hợp các bên không thể đàm phán thương lượng được thì có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết.

Khi nào phát sinh tranh chấp Hợp đồng kinh tế

                                                              Khi nào phát sinh tranh chấp Hợp đồng kinh tế.

Một trong những điểm đặc biệt của Hợp đồng kinh tế là các bên có quyền thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp, có thể là Trọng tài thương mại hoặc là Tòa án có thẩm quyền. Điều này khác biệt so với những quan hệ dân sự khi mà trong quan hệ này thì cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp chỉ là Tòa án nhân dân. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân trong quá trình xử lý tranh chấp được nhanh chóng, công bằng và chủ động hơn trong việc giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, các bên cần phải thỏa thuận bằng văn bản về cơ quan giải quyết tranh chấp cụ thể là Trọng tài thương mại nào thì khi phát sinh tranh chấp mới có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên, nếu các bên không có thỏa thuận thì chỉ có quyền yêu cầu Tòa án để giải quyết.

Các hình thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích thì doanh nghiệp nên xem xét các hình thức sau:

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế tại Trọng tài thương mại

Điều kiện: Có thỏa thuận giải quyết bằng hình thức trọng tài bởi một Trung tâm trọng tài thương mại cụ thể bằng văn bản cụ thể hoặc quy định trong Hợp đồng kinh tế, có thể quy định trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Thủ tục: Mỗi trung tâm trọng tài sẽ có một bộ quy tắc trọng tài riêng với những quy định về thủ tục, mức phí giải quyết riêng tuy nhiên vẫn sẽ phải tuân thủ quy trình giải quyết được quy định chung tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010, cụ thể:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;
  • Bước 2: Thông báo đơn khởi kiện đến bị đơn, bị đơn có quyền kiện lại và gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài;
  • Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài;
  • Bước 4: Hòa giải nếu các bên có yêu cầu;
  • Bước 5: Mở phiên họp và ra phán quyết Trọng tài.

Điều khác biệt của hình thức giải quyết tại Trọng tài thương mại là phán quyết của Hội đồng trọng tài có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành ngay đối với các bên mà không có cơ chế kháng cáo, kháng nghị như hình thức giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, phán quyết này cũng có thể bị Tòa án tuyên hủy bỏ nếu vi phạm các quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài thì khi phát sinh tranh chấp, các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với trình tự thủ tục cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;
  • Bước 2: Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì Tòa án sẽ ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, theo đó nguyên đơn sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và gửi biên lai nộp tiền cho Tòa;
  • Bước 3: Tòa án ra Thông báo về việc thụ lý vụ án và gửi cho đương sự;
  • Bước 4: Tiến hành mở phiên hòa giải giữa các bên, phiên tiếp cận, công khai chứng cứ;
  • Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và ra phán quyết của Hội đồng xét xử;
  • Bước 6: Xét xử phúc thẩm nếu đương sự có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.

Khác với hình thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài thương mại, bản án sơ thẩm của Tòa án không có hiệu lực pháp luật ngay khi tuyên án mà phải trải qua quá trình xét xử phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị. Do đó dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Mặc dù hai hình thức giải quyết tranh chấp nêu trên có những ưu khuyết điểm khác nhau nhưng đều vì mục đích phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Các bên có thể căn cứ vào tình hình tài chính, vụ việc thực tế cũng như những thỏa thuận đã được thống nhất giữa các bên để lựa chọn hình thức giải quyết phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

                                               Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp Hợp đồng kinh tế thì các bên nên liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết một cách tốt nhất cả về hình thức cũng như nội dung, giúp làm giảm thời gian giải quyết vụ việc cũng như hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ việc, từ đó có định hướng giải quyết vụ việc phù hợp

Luật VNSI với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế sẽ có đủ kiến thức và khả năng để tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý cho Khách hàng. Mọi chi tiết xin liên hệ:

Hotline: 0979 825 425


Leave Comments

0974 833 164
0974833164