THỦ TỤC CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ 2024

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020

Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận nhà đầu tư

Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận nhà đầu tư tại Việt Nam hiện này bắt buộc phải chuẩn bị văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, giấy phép kinh doanh, các báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, hình thức lựa chọn đầu tư tại Việt Nam, quy mô và kế hoạch đầu tư. Dựa vào các hồ sơ tài liệu đó, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và thẩm định hồ sơ xin đầu tư từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định về hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?
Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận nhà đầu tư

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận nhà đầu tư hiện nay rất đa dạng và phong phú. Các nội dung đánh giá thẩm định một nhà đầu tư có thể đầu tư và phát triển bền vững tại Việt Nam bao gồm các khía cạnh về doanh nghiệp như tình hình phát triển của doanh nghiệp, cách thực hiện các dự án trước đây của doanh nghiệp đó, hiệu quả kinh tế mà các dự án trước đây doanh nghiệp đó đã thực hiện, việc phát triển các dự án trước đây của doanh nghiệp đó có phát triển bền vững và bảo vệ môi trường hay là không. Từ các yếu tố đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra các nhận định về việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định về hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:

– Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  • Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
  • Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
  • Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?

Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023 gồm 03 bước cơ bản, bao gồm bước nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, bước xem xét, thẩm định hồ sơ và bước chấp thuận nhà đầu tư. Mặc dù chỉ trả qua có 03 bước cơ bản nhưng thời gian để được phía cơ quan xem xét đầu từ khá dài, về mặt lý thuyết thời gian có thể kéo dàu đến 105 ngày, tuy nhiên trên thực tế thời gian này có thể kéo dài hơn so với dự kiến do phải bổ sung, chỉnh sửa lại các loại giấy tờ khi cơ yêu cầu thẩm định từ phía cơ quan nhà nước.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

– Hồ sơ trình thẩm định:

  • Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;
  • Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư.

– Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Xem xét hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

– Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

Bước 3: Chấp nhận nhà đầu tư.

Thông tin liên hệ VNSI

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư như thế nào năm 2023?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline  để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản khi đầu tư tạ Việt Nam?

– Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
– Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan

Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài?

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
– Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
– Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công tại Việt Nam?

– Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
– Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
+ Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164