Quy định về giấy phép kinh doanh như thế nào?

Giấy phép kinh doanh là một trong những yếu tố cần thiết quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh cung cấp cơ sở pháp lý để tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh như mua bán, cung cấp dịch vụ, sản xuất hàng hóa, và các hoạt động khác liên quan. Đối với các đối tác, khách hàng và các bên liên quan, giấy phép kinh doanh là bằng chứng về tính hợp pháp và uy tín của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đó. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu quy định về giấy phép kinh doanh như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư VNSI làm rõ qua nội dung sau đây nhé.

Đăng ký giấy phép kinh doanh tại nơi nào?

Giấy phép kinh doanh là bằng chứng về tính hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trước pháp luật. Nó chứng nhận rằng hoạt động kinh doanh của đơn vị đã được cơ quan nhà nước cấp phép và được công nhận. Ngoài ra còn cung cấp cơ sở pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân để thực hiện các hoạt động kinh doanh, là căn cứ để mở, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất, mua bán, dịch vụ, và các hoạt động kinh doanh khác.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;

+ Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Cơ quan cấp là Cục an toàn thực phẩm.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại.

+ Giấy phép sản xuất thuốc thú y; Nơi cấp Cục thú y sở tại.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại.

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Cơ quan cấp, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại.

+ Giấy phép dạy nghề của cơ sở; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám, Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.

+ Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học); Nơi cấp Sở giáo dục Tỉnh/Thành phố sở tại.

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp.

+ Giấy phép kinh doanh nhập khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+ Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nơi cấp Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.

+ Giấy phép khuyến mãi theo chương trình; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+ Giấy phép quảng cáo; Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông.

+ Giấy phép bán buôn rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+ Giấy phép bán lẻ rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+  Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại….. Và còn nhiều loại Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Giấy phép khác.

+ Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

+  Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.

+  Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.

Quy định về giấy phép kinh doanh
Quy định về giấy phép kinh doanh

Quy định về giấy phép kinh doanh như thế nào?

Giấy phép kinh doanh đặt ra các điều kiện và nghĩa vụ pháp lý mà tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo hoạt động của đơn vị được thực hiện đúng quy định và tránh các rủi ro pháp lý. Đồng thời, văn bản này cũng là điều kiện cần để thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động của tổ chức. Quy định về giấy phép kinh doanh như sau:

Một số loại giấy phép kinh doanh

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ: giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường, giấy phép treo biển quảng cáo…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: giấy phép kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, ví dụ giấy phép khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp….

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng, ví dụ: giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, giấy phép hoạt động và kinh doanh chứng khoán…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công an: giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép vận chuyển vật liệu nổ…

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp năm 2020;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Quy định về giấy phép kinh doanh
Quy định về giấy phép kinh doanh

Trường hợp nào có thể bị thu giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh cũng đóng vai trò bảo vệ quyền lợi pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các tranh chấp pháp lý và khi cần thiết để xác minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, giấy phép kinh doanh không chỉ đơn thuần là một tài liệu pháp lý mà còn là nền tảng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng quy định và có sự hỗ trợ pháp lý khi cần thiết.

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

+ Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;

+  Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

+  Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

+  Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164