Hiện nay, nhu cầu sử dụng các vật liệu nổ ngày càng nhiều, cho nên để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà việc chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ vẫn xảy ra ở một số nơi. Một số đối tượng sử dụng vật liệu nổ để gây án mạng, mang lại hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của nhiều người xung quanh và người gây ra hành vi nguy hiểm này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Pháp luật quy định như thế nào đối với hành vi trên. Hãy cùng VNSI tìm hiểu nhé.
I. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, vật liệu nổ là là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
– Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là gì?
– Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Như vậy, có thể hiểu tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một trong các hành vi hoặc tất cả các hành vi bao gồm: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, chiếm đoạt vật liệu nổ trái pháp luật, đây là một hành vi nguy hiểm cho xã hội làm xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ. Hiện nay, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
II. Quy định của pháp luật về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Cấu thành tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Người nào có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định của pháp luật về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Cấu thành tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ bao gồm những dấu hiệu pháp lý sau đây:
– Khách thể của tội phạm: trật tự quản lý nhà nước về vật liệu nổ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Thực hiện với lỗi cố ý.
– Chủ thể tội phạm: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. (Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên).
2. Khung hình phạt chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khung hình phạt đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cụ thể như sau:
– Khung hình phạt 1: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với trường hợp người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
– Khung hình phạt 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, nếu người phạm tội có thêm một trong các tình tiết sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu người phạm tội có thêm một trong các tình tiết sau đây:
+ Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khung hình phạt 4: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu người phạm tội có thêm một trong các tình tiết sau đây:
+ Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
+ Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây, là các khung hình phạt đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
III. Một số thắc mắc thường gặp khi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Các loại vật liệu nổ phổ biến hiện nay?
Theo quy định tại khoản 8, 9 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì có 2 loại vật liệu nổ phổ biến, đó là: vật liệu nổ quân dụng và vật liệu nổ công nghiệp.
– Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
– Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
2. Tự chế tạo pháo nổ tại nhà bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì hành vi tự chế tạo pháo nổ tại nhà mà không thuộc trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ thì đây là một hành vi bị nghiêm cấm. Tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà người nào thực hiện hành vi tự chế tạo pháo nổ tại nhà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử lý hành chính:
Đối với hành vi chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ thì phạt tiền từ 10-20 triệu đồng theo quy định tại điểm khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Ngoài ra, theo điểm a khoản 7 và điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (hình thức xử phạt bổ sung) và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính (biện pháp khắc phục hậu quả) sẽ được áp dụng đối với hành vi trên.
Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Xử lý hình sự
Theo quy định tại tiểu mục a Mục 1 Chương III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì đối với hành vi sản xuất pháo nổ, chế tạo thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015. Tùy vào tính chất, mức độ mà người làm hành vi này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (các khung hình phạt được nêu rõ tại tiểu mục 2 Mục II bài viết này). Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi tự chế pháo nổ tại nhà có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
IV. Tìm luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn về vấn đề liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con… quý khách vui lòng liên hệ với VNSI để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề, chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề về tội