QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ LUẬT ĐẤU THẦU HIỆN NAY

Kể từ ngày 01/01/2024, Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực pháp luật, thay thế cho các quy định của luật đấu thầu trước đó. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của VNSI để tìm hiểu rõ hơn về Luật Đấu thầu, các quy định trong Luật Đấu thầu 2023 hiện hành nhé.

Luật Đấu thầu là một văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, bao gồm các quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư. Hiện nay, Luật đấu thầu có hiệu lực là luật số 22/2023/QH15, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/2023.

Việc ban hành pháp luật nói chung được ban hành nhằm tạo dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội đó. Luật Đấu thầu là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm mục đích quản lý và điều chỉnh hoạt động đấu thầu, bảo đảm tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Luật cũng nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận, tham nhũng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia đấu thầu và đảm bảo chất lượng công trình.

Luật đấu thầu có một số đặc điểm riêng, nổi bật như sau:

  • Có các quy định đảm bảo tính minh bạch, tính cạnh tranh, và sự công bằng trong quá trình đấu thầu.
  • Quy định rõ ràng về các hình thức đấu thầu, quy trình lựa chọn nhà thầu, trách nhiệm của các bên liên quan, và các điều kiện để tham gia đấu thầu.
  • Luật cũng quy định về việc công khai thông tin đấu thầu, giúp các nhà thầu có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.

Hiện nay có rất nhiều hình thức đấu thầu. Theo khoản 1 Điều 20 Luật đấu thầu 2023, các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Chào hàng cạnh tranh;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng;
  • Đàm phán giá;
  • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Như vậy, theo quy định hiện nay có 09 hình thức lựa chọn nhà thầu.

Luật đấu thầu là một văn bản quy phạm pháp luật rất cần thiết để xây dựng hành lang pháp lý, bảo đảm các hoạt động về đấu thầu trong xã hội. Luật đấu thầu không chỉ giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc lựa chọn nhà thầu, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, các quy định về đấu thầu còn giúp ngăn ngừa hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng, và gian lận trong quá trình đấu thầu, đảm bảo rằng các dự án công được triển khai với chất lượng cao và giá cả hợp lý.

Theo Điều 3 Luật đấu thầu 2023, hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, các hoạt động đấu thầu có yếu tố nước ngoài cũng sẽ áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo quy định của Luật này.

Theo điểm e khoản 1 Điều 20 Luật đấu thầu 2023, một trong số các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm hình thức “tự thực hiện”.

Như vậy, hình thức tự thực hiện là một hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu 2023. Đây là một phương thức đặc biệt, trong đó chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.

Theo Điều 2 Luật đấu thầu 2023, luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu bao gồm:

Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:

  • Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;
  • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
  • Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;

Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

  • Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Gói thầu trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:

  • Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;

Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật này.

Như vậy, các đối tượng thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu 2023.

Nhà thầu, nhà đầu tư được xác định là tổ chức có tư cách hợp lệ phải đáp ứng điều kiện nào theo Luật Đấu thầu mới?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu 2023, nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;
  • Hạch toán tài chính độc lập;
  • Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
  • Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
  • Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật này;
  • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
  • Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

IV. Vấn đề liên quan đến luật đấu thầu có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Nếu bạn gặp phải các vấn đề pháp lý liên quan đến Luật Đấu thầu, việc tìm đến sự tư vấn của luật sư là cần thiết. Luật sư sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời hỗ trợ bạn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý một cách chính xác và hiệu quả.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, VNSI cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ VNSI để được tư vấn và hỗ trợ.


Leave Comments

0974 833 164
0974833164