NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUỐN LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO? THỦ TỤC LÀM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO?

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế nên lượng người nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng đông không chỉ để du lịch mà còn sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này là không dễ dàng bởi người nước ngoài cần có giấy phép lao động. Đây được xem điều kiện pháp lý bắt buộc để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trừ trường hợp người nước ngoài thuộc trường hợp không cần giấy phép lao động theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy làm thế nào để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài? Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tuyển dụng người nước ngoài? Qua bài viết này, VNSI sẽ cung cấp cho bạn các thông tin, trình tự cần thiết khi thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động nước ngoài.

I. Điều kiện trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài

Trước tiên, để tuyển dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện theo Điều 152 Bộ luật Lao Động 2019 như sau:

  • Chỉ được tuyển dụng vào vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giấy phép lao động

II. Những doanh nghiệp được sử dụng lao động nước ngoài

NPLaw xin thông tin về những doanh nghiệp, tổ chức được tuyển dụng lao động nước ngoài như sau:

  • Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài.
  • Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu.
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế.
  • Các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao.
  • Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế.
  • Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
  • Các tổ chức hành nghề luật sư.

III. Hồ sơ xin cấp phép lao động nước ngoài

Bạn giúp VNSI chuẩn bị hồ sơ theo Điều 23 Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2022 gồm:

  • Phiếu đăng ký dự tuyển lao động;
  • Giấy tờ nhân thân;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền; cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn. Nếu là giấy tờ nước ngoài thì phải làm thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường được miễn theo Điều ước quốc tế hoặc theo quy định khác của pháp luật Việt Nam;
  • Các tài liệu khác liên quan.

IV. Những câu hỏi thường gặp

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là một thủ tục khá phức tạp và nảy sinh nhiều vấn đề. VNSI xin giải đáp một số thắc mắc các bạn thường gặp dưới đây.

4.1 Trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký?

Người nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam phải xin giấy phép lao động theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2022 để thực hiện những mục đích sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động; hoặc thực hiện các loại hợp đồng hay thỏa thuận theo quy định pháp luật Việt Nam;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên.

4.2 Trường hợp nào không cần đăng ký?

Như VNSI đã đề cập ở đầu bài viết thì có những trường hợp không cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, vậy đó là những trường hợp nào, VNSI thông tin đến bạn như sau:

Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao Động 2019 thì nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ được miễn xin giấy phép lao động:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ; xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trường hợp không cần đăng ký giấy phép lao động

  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

V. Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thủ tục thực hiện xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là một thủ tục khó khăn mà không phải ai cũng làm được, bạn nên có một đội ngũ tư vấn và hỗ trợ đằng sau để tiến hành công việc được dễ dàng thuận lợi. Trên đây là các thông tin cần thiết mà VNSI cung cấp để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thường gặp phải. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn sâu hơn thông qua tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email về các vấn đề pháp lý liên quan. Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc như soạn thảo, chuẩn bị bộ hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, VNSI nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp VNSI phát triển hơn trong tương lai.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164