MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÔNG HOÀ GIẢI KHI LY HÔN 2024

Khi ly hôn, Tòa án thường sẽ tiến hành hòa giải để giúp vợ chồng đoàn tụ. Tuy nhiên, nếu không muốn thì vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải.

1. Mẫu Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn năm 2024

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………, ngày……tháng……năm ………  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)  

Kính gửi : Tòa án nhân dân (1) …………………………..……….

Tôi là: (2) ……………………………………………………………………………

Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………………….……………

CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………… do ………cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………

Tôi là …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là …….………

Hiện nay, do (3) ………………..…………………………………………………….

nên tôi nhất định phải ly hôn với (4)………………………………………………….

Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là ……………..……… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.

Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn đề nghị không hòa giải

(1) Mục kính gửi: Tòa án nhân dân nơi nộp đơn ly hôn

Lưu ý: Cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào.

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B.

(2) Nêu tư cách của người làm đơn đề nghị. Là nguyên đơn, bị đơn…

(3) Trình bày lý do yêu cầu không hòa giải khi giải quyết ly hôn nên muốn nhanh chóng được ly hôn với đối phương. Lý do trình phải phải thuyết phục và có căn cứ rõ ràng.

Ví dụ:

– Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, vợ/chồng nhiều lần vắng mặt.

– Trong quá trình chờ giải quyết ly hôn, chồng tôi vẫn nhiều lần đánh đập, tìm sang nhà mẹ tôi để chì chiết, nhiếc móc gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và cuộc sống của tôi.

– Trong thời gian chờ giải quyết ly hôn, vợ tôi nhiều lần lôi con gái của chúng tôi để đe dọa, ép buộc tôi phải đưa tiền……

(4) Tên hoặc tư cách của người còn lại – người không yêu cầu hòa giải.

3. Cần biết gì về việc hòa giải khi ly hôn?

3.1 Ly hôn bắt buộc phải hòa giải tại Tòa án?

Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nhà nước khuyến khích vợ, chồng khi có yêu cầu xin ly hôn thì nên hòa giải ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, tổ dân phố, khu phố…

Ngoài ra, nếu đã nộp đơn ly hôn ở Tòa án thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, Nhà nước chỉ khuyến khích hai vợ chồng tự thỏa thuận được những mâu thuẫn của mình và chỉ bắt buộc phải hòa giải khi đã nộp đơn ra Tòa.

3.2 Trường hợp không hòa giải được trong ly hôn

Mặc dù nỗ lực hòa giải để giải quyết rạn nứt trong mối quan hệ hôn nhân, tuy nhiên, có 04 trường hợp sau đây, các vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:

– Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai;

– Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

– Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

(Căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng không mong muốn hòa giải có thể gửi đơn đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải và giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164