LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Hôn nhân luôn là cánh cửa mới trong cuộc đời của mỗi người, khi không còn có thể cầm tay nhau bước tiếp và không thể hàn gắn thì dừng lại chính là một sự chọn lựa đương nhiên. Khi kết hôn có yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến thì tất nhiên là chế định ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng được xuất hiện. Vì vậy, thông qua bài viết này, VNSI mong gửi tới bạn đọc một số thông tin liên quan đến chủ đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay còn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ  hôn nhân khi hai bên chủ thể của quan hệ còn sống do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình, được Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn.Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài; giữa những người Việt Nam với nhau nhưng là căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Theo luật Quốc tịch 2014 quy định, người nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoàiNgười Việt Nam đang ở nước ngoài có thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang làm việc, xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài. Như vậy, các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài được đặt ra là:

  • Giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam;
  • Giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Tùy theo hình thức ly hôn bạn lựa chọn là ly hôn đơn phương hay đồng thuận ly hôn thì nhìn chung hồ sơ ly hôn trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thường bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc);
  • Giấy tờ cá nhân của vợ chồng: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của vợ chồng; Sổ tạm trú; Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (Bản sao chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung;
  • Trường hợp vợ hoặc chồng đã xuất cảnh ra nước ngoài mà không xác định được địa chỉ tại nước ngoài thì phải có giấy xác nhận vợ chồng đã xuất cảnh của địa phương.

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài?

  • Thẩm quyền theo Quốc gia: theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

  • Thẩm quyền theo cấp Tòa án:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân nước tại Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Thẩm quyền của Tòa án theo vùng lãnh thổ:
    • Trong trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng:
    • Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án nơi bị đơn cư trú

2. Khi ly hôn tại nước ngoài và về Việt Nam kết hôn cùng người mới thì có cần ghi chú ly hôn vào Sổ hộ tịch việc ly hôn không?

Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn:

  • Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.Các câu hỏi thường gặp về ly hôn có yếu tố nước ngoài
  • Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.

Như vậy, khi bạn là công dân Việt Nam đã được giải quyết thủ tục ly hôn bằng quyết định, bản án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì sau khi trở về Việt Nam thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì bắt buộc phải ghi vào Sổ hộ tịch về việc ly hôn đã giải quyết ở nước ngoài (ghi chú ly hôn).

Trên đây là một số thông tin về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng, nhanh gọn đặc biệt trong những trường hợp phức tạp có liên quan đến tranh chấp tài sản, con cái. VNSI với đội ngũ nhân sự đông đảo cùng kinh nghiệm phong phú, tư duy linh hoạt luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trên quãng đường xử lý những vấn đề liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài. Với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi” VNSI chắc chắn là sự lựa chọn chính xác, an toàn, tiết kiệm nhất cho các vấn đề pháp lý của bạn. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với VNSI theo thông tin liên hệ sau.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164