Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một tài liệu quan trọng nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở, công trình, doanh nghiệp và tổ chức. Hồ sơ này cung cấp các thông tin cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy đã được thực hiện và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Việc lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ tài sản và an toàn cho con người đã được triển khai, giúp giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu? Quý độc giả hãy cùng Luật sư VNSI làm rõ qua nội dung sau đây nhé.

Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Việc lập và duy trì hồ sơ phòng cháy chữa cháy không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho con người và tài sản của cơ sở, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy hường bao gồm sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm cơ quan chức năng và đơn vị chuyên môn. Nếu hồ sơ và thực tế tại cơ sở đáp ứng các yêu cầu, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận từ cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy .

Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thì các đối tượng sau đây phải xin cấp phép phòng cháy chữa cháy:

– Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

– Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.

Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu
                                       Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu

Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu?

Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người và tài sản của các cơ sở, doanh nghiệp và tổ chức. Các quy định về phòng cháy chữa cháy được quy định rõ ràng trong luật pháp. Việc lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy giúp cơ sở, doanh nghiệp hoặc tổ chức tuân thủ các quy định này, tránh các vi phạm có thể dẫn đến xử phạt hoặc đóng cửa cơ sở.

Hồ sơ xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy sẽ được tiến hàng chuẩn bị và nộp thông qua các bước quy trình như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép PCCC (hồ sơ Phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp hoặc hồ sơ PCCC trong trường học)
Trong đó, các cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện chuẩn bị mẫu hồ sơ và nộp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trong trường hợp, ủy quyền cho cá nhân hay đơn vị khác thực hiện cần phải có văn bản ủy quyền đính kèm.

Bước 2: Cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, đánh giá dựa trên các quy định về hồ sơ Phòng cháy chữa cháy gồm những gì, có yêu cầu ra sao.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ và có đủ thành phần theo quy định bộ hồ sơ, cán bộ sẽ thực hiện viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp.
  • Trường hợp, hồ sơ không hợp lệ, không đáp ứng quy định về hồ sơ hay sai cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy, cán bộ sẽ yêu cầu người nộp hồ chỉnh lý lại hoàn chỉnh.

Bước 3: Nộp phí để thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy chữa cháy.
Trong đó, các cá nhân, tổ chức sẽ phải tiến hành nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo thông báo nộp phí của Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo lịch hẹn được nêu rõ trên biên nhận hồ sơ, các cá nhân , tổ chức sẽ đến nơi nộp hồ sơ Phòng cháy chữa cháy cơ sở để nhận kết quả. Thông thường thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 15 ngày.

Lưu ý: Khi chuẩn bị hồ sơ PCCC, doanh nghiệp/tổ chức cần đặc biệt lưu ý:

  • Kiểm tra xem cơ sở thuộc phụ lục III hay phụ lục IV của Nghị định 136 để có hướng dẫn chuẩn Hồ sơ PCCC theo Nghị định 136 chuẩn chỉ, biết rõ hồ sơ Phòng chống chữa cháy gồm những gì, bao gồm những tài liệu cần thiết nào.
  • Thực hiện kiểm tra, thay đổi hoặc hiệu chỉnh các văn bản thành lập trong hồ sơ sao cho phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của cơ sở. Sau đó hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy theo quy định mới nhất tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
  • Tham khảo các mẫu hồ sơ công tác Phòng cháy chữa cháy, hồ sơ kiểm tra PCCC mới nhất để hoàn thiện bộ hồ sơ chuẩn chỉ.
  • Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài  phải đính kèm thêm bản dịch thuyết minh bằng tiếng Việt.
  • Có thể cân nhắc làm hồ sơ xin cấp phép phòng chống chữa cháy tại các bên dịch vụ để được đảm bảo về tính chuyên nghiệp, quy trình nhanh gọn, không phải mất công chờ đợi chuẩn bị do không nắm rõ hồ sơ Phòng chống chữa cháy gồm những gì theo quy định mới.
Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu
                                                     Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu

Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Nhiều loại hình kinh doanh và cơ sở sản xuất cần có giấy chứng nhận hoặc xác nhận về công tác phòng cháy chữa cháy để được cấp phép hoạt động. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một phần quan trọng trong quá trình này. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm kế hoạch ứng phó khẩn cấp, giúp cơ sở chuẩn bị và thực hiện các biện pháp kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra, đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại.

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 79, hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể:

Dự án, công trình Thành phần hồ sơ
Đối với dự án thiết kế quy hoạch(dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) – Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Đối với thiết kế cơ sở(dự án và thiết kế xây dựng công trình) – Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định79/2014/NĐ-CP
Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công – Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình – Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
– Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
– Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164