Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi một số một dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền, trường hợp nào không phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và trình tự thủ tục cụ thể như thế nào?
1,Những trường hợp cần thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thay đổi đăng ký kinh doanh, VNSI xin cung cấp một số thông tin như sau:
1. Những trường hợp cần thay đổi
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, các trường hợp sau đây cần phải đăng ký, thông báo đến cơ quan có thẩm quyền:
- Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Đăng ký đổi tên doanh nghiệp;
- Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh;
- Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp;
- Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp,…
- Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết;
- Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế;
- Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền;
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập;
- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: số điện thoại, số fax; email, website công ty;
- Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp;
- Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Dựa vào các trường hợp đã liệt kê kết hợp cùng định hướng phát triển của doanh nghiệp, quý khách có thể dễ dàng thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho phù hợp. Nếu cần thêm thông tin, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với NPlaw để được hỗ trợ chi tiết, nhanh chóng nhất.
2. Những trường hợp không được đăng ký thay đổi
Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp sẽ không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
- Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
- Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
- Doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
3. Thủ tục thực hiện đăng ký thay đổi
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Quyết định, Biên bản họp, Giấy ủy quyền,….;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Bước 3: Nhận kết quả;
- Bước 4: Thực hiện các nội dung khác tùy theo nội dung mà doanh nghiệp đăng ký thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Khi cần thay đổi đăng ký kinh doanh, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến VNSI để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích, giúp cho thủ tục xin thay đổi được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. VNSI luôn sẵn sàng hỗ trợ, tận tình giải đáp các thắc mắc khách hàng khi có nhu cầu liên quan đến chủ đề thành lập doanh nghiệp.