GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.Thực trạng về cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, việc cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật, bao gồm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan. Mặc dù Việt Nam đang mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng quy trình cấp phép vẫn gặp một số khó khăn như thủ tục hành chính phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài và yêu cầu chặt chẽ đối với một số ngành nghề có điều kiện.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại từng địa phương cũng có thể gây ra vướng mắc cho nhà đầu tư. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh rủi ro trong quá trình xin giấy phép, nhà đầu tư nước ngoài cần nắm rõ các quy định hiện hành và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, thủ tục.

II. Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Tại sao cần phải xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài?

Nhà đầu tư nước ngoài cần phải xin giấy phép kinh doanh để đảm bảo hoạt động đầu tư hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong môi trường đầu tư. Giấy phép kinh doanh giúp xác định phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích của họ trong trường hợp có tranh chấp.

Ngoài ra, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể về vốn, kinh nghiệm hoặc đối tác trong nước, và giấy phép kinh doanh chính là công cụ để xác nhận sự tuân thủ các điều kiện đó. Việc không có giấy phép kinh doanh có thể dẫn đến rủi ro pháp lý như bị xử phạt, đình chỉ hoạt động hoặc bị từ chối các quyền lợi đầu tư tại Việt Nam.

2. Những hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài phải xin Giấy phép kinh doanh. Cụ thể, các hoạt động này bao gồm:

(a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

(b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

(c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

(d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

(e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

(g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

(h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

(i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Việc tuân thủ các quy định này giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam diễn ra hợp pháp và hiệu quả.

III. Quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

(i) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(ii) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

(iii) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

(i) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

(ii) Đáp ứng tiêu chí sau:

  • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

– Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

– Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

(i) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

(ii) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

(iii) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

2. Quy trình cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Quy trình cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

Mẫu số 01

TÊN DOANH NGHIỆP

 ——-

                                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………………….

  1. Thông tin về doanh nghiệp:
  2. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………. Fax: ……………… Email: …………………… Website:……….

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do… cấp đăng ký lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần thứ1… ngày… tháng… năm….

  1. Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):…..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Ngành nghề kinh doanh2:……………………………………………………………………………………
  2. Mục tiêu của dự án đầu tư3:………………………………………………………………………………..
  3. Thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập:

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………… Nơi đăng ký thành lập: …………………………………………………………………………….

+ Tỷ lệ vốn góp/cổ phần:…………………………………………………………………………………………

+ Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh chính:…………………………………………………………………

– Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là cá nhân:

+ Họ và tên: ……………………………………………………. Quốc tịch:…………………………

+ Tỷ lệ góp vốn/cổ phần: ………………………………………………………………………………………..

  1. Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:
  2. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Liệt kê từng hoạt động đề nghị được cấp phép theo khoản 1 Điều 3 Nghị định này):

– …………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Các đề xuất khác (nếu có):

– …………………………………………………………………………………………………………………………

III. Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền./.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

Các tài liệu gửi kèm:
1. …;
2. …;
3. …;

_______________

1 Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.

2 Ghi ngành nghề kinh doanh theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3 Ghi mục tiêu của từng dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án thì lập phụ lục.

4 Trường hợp có nhiều thành viên thì lập phụ lục.

– Bản giải trình có nội dung:

+ Giải trình về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP (mục 1);

+ Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

+ Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Những lưu ý khi làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Khi làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cần lưu ý các điểm sau:

(i) Xác định ngành nghề kinh doanh cần xin giấy phép kinh doanh theo Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. 

(ii) Xác định hình thức đầu tư phù hợp: Có thể lựa chọn các hình thức như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

(iii) Điều kiện về vốn: Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(iv) Địa điểm đặt trụ sở: Cần đảm bảo địa chỉ trụ sở phù hợp với ngành nghề kinh doanh và có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.

(v) Hồ sơ đầy đủ và chính xác: Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tránh sai sót làm kéo dài thời gian xử lý.

(vi) Nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền: Tùy theo lĩnh vực, hồ sơ có thể nộp tại Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

(vii) Chú ý các điều kiện sau cấp phép: Sau khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về báo cáo, thuế, lao động và các nghĩa vụ khác theo pháp luật Việt Nam.Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm rõ các quy định pháp luật sẽ giúp quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.

2. Làm giả giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài thì xử lý như thế nào?

Hành vi làm giả giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài được coi là hành vi gian dối, kê khai không trung thực trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

3. Trường hợp nào không cần phải xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp không cần phải xin phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

(i) Các hoạt động không thuộc khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

(ii) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp:

Khi nào nhà đầu tư nước ngoài được miễn giấy phép kinh doanh?

  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

(iii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

V. Vấn đề giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Việc xin giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đơn giản là nộp hồ sơ mà còn liên quan đến nhiều quy định pháp luật phức tạp, bao gồm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, và các quy định chuyên ngành,… Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, đòi hỏi phải có sự tư vấn chuyên sâu để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

Công ty Luật TNHH VNSI LEGAL cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện liên quan đến giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  • Tư vấn về quy định pháp lý và điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Hướng dẫn các thủ tục thực hiện các hồ sơ về giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Để biết thêm chi tiết và được tư vấn pháp lý cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật TNHH VNSI LEGAL luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài

Leave Comments

0974 833 164
0974833164