Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Kinh doanh dịch vụ lữ hành có liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia du lịch, chính vì thế để được phép kinh doanh, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Sau đây NPLaw xin giới thiệu tới quý bạn đọc những nội dung cơ bản về kinh doanh dịch vụ lữ hành theo các quy định của pháp luật mới nhất hiện nay.

1.Kinh doanh lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là hoạt động kinh tế đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Kinh doanh lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành tại Việt Nam

Khái niệm

Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch, theo Luật Du lịch năm 2017.

Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

Như vậy, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện toàn bộ việc kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như Công ty cổ phần VietNam Booking, Công ty Saigontourist, Vietravel.

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam được chia thành hai loại sau:

1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các hoạt động sau:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài

Đối với mỗi loại hình khác nhau sẽ có phạm vi kinh doanh khác nhau. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì sẽ không được đưa khách du lịch ra nước ngoài hay dẫn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nhưng nếu là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thì được thực hiện cả hai loại hình là kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Căn cứ Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Như vậy, bạn không nêu rõ rằng nên ban tư vấn hiểu rằng bạn muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành với cả 2 nguồn khách đó là khách trong nước và khách du lịch nước ngoài. Cho nên khi muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành bạn nên đáp ứng điều kiện theo quy định nêu trên bạn nhé.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

*Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau

Theo khoản 2 điều 33 Luật Du lịch 2017 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?

*Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau

Theo khoản 2 điều 33 Luật số 09/2017/QH14 trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối cơ quan thẩm quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 14, điểm a khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.

16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo quy định trên, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Một số thắc mắc về kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Có phải ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành không?

Căn cứ Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

[…]

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

[…]

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

[…]

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

[…]

3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

[…]”

Như vậy, không có trường hợp nào doanh nghiệp không ký quỹ được kinh doanh dịch vụ lữ hành. Việc ký quỹ tại ngân hàng là một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định pháp luật. Hiện nay mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như trên.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cung cấp gian dối thông tin cho khách hàng thì bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

[…]

c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;

[…]

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cung cấp gian dối thông tin cho khách hàng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3. Doanh nghiệp bị mất giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có được cấp lại giấy phép kinh doanh này không?

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Du lịch 2017 quy định cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.”

Đối chiếu quy định trên, trường hợp của doanh nghiệp bạn bị mất giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì doanh nghiệp bạn cần được đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

4. Tốt nghiệp ngành hướng dẫn du lịch có mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành được không?

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Và tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL quy quy định chuyên ngành về lữ hành bao gồm:

“a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch;

h) Quản trị du lịch MICE;

i) Đại lý lữ hành;

k) Hướng dẫn du lịch;

l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’

Do đó, bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch hoàn toàn có đủ điều kiện góp vốn để mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nếu bạn nắm giữ các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164