Ngày nay, công nghệ hiện đại, nhu cầu làm đẹp của các chị em ngày càng lớn. Vì vậy mà các loại hình chăm sóc sắc đẹp ngày càng phổ biến nhiều doanh nghiệp, cơ sở làm đẹp từ tóc, nail, cắt mí, nâng mũi, sửa ngực…Tuy nhiên, tùy vào loại hình và hoạt động kinh doanh của từng cơ sở mà phải đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ. Để đăng ký loại giấy phép này, các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện luật định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép. Cùng VNSI tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nhé!
3. HƯỚNG DẪN LÀM THỦ TỤC GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ THẨM MĨ
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
1. Hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài.
Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám.
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám.
Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề.
Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn; danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Trình tự
Trình tự xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện theo Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện tới trụ sở của Sở Y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, Sở Ý tế thực hiện như sau:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Sở Y tế xem xét thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.
Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ; cơ sở khám bệnh; chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung; sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Sau 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung; sửa đổi; nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi; bổ sung thì phải cấp; cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau 60 ngày; kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu