Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Bộ hồ sơ cơ bản mà các đối tượng thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản sao giấy phép kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC;
- Văn bản nghiệm thu về PCCC;
- Danh sách nhân viên được huấn luyện về PCCC;
- Các phương án phòng cháy chữa cháy.
Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, tùy vào tính đặc thù của từng dự án mà thời hạn thẩm duyệt thiết kế PCCC sẽ khác nhau, dao động từ 5 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày bộ hồ sơ xin giấy phép PCCC hợp lệ.
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại Anpha, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin sau:
Lưu ý: Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch thuyết minh tiếng Việt.
Hiện nay, 2 cơ quan cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy là: Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an và Phòng Cảnh sát PCCC.
Chi tiết hồ sơ, thời hạn kiểm duyệt cũng như cơ quan tiếp nhận các vấn đề về PCCC đều được chia thành nhiều đối tượng, trường hợp khác nhau. Do vậy, hãy chọn lựa dịch vụ đăng ký giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Anpha để tiết kiệm tối đa thời gian và các chi phí phát sinh.
Lưu ý và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC
1. Các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Với một số ngành nghề, để có thể hoạt động kinh doanh, bạn cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy.
2. Lưu ý khi xin giấy chứng nhận PCCC
Giấy phép phòng cháy chữa cháy có thời hạn sử dụng là 3 năm, kể từ ngày cấp. Vậy nên, bạn cần lưu ý thời gian làm thủ tục xin cấp lại giấy phép PCCC để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
3. Mức phạt vi phạm PCCC
- Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần so với cá nhân.
Ví dụ: Nếu cá nhân bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng vì không thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo PCCC của cơ quan có thẩm quyền, thì tổ chức sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Tùy vào từng đối tượng và lỗi vi phạm về PCCC mà mức phạt sẽ khác nhau, tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
- Những lỗi vi phạm về phòng cháy chữa cháy mà doanh nghiệp, cơ sở thường vi phạm theo bảng sau:
Lỗi vi phạm | Mức phạt |
Chấp hành không đủ, không đúng quy định về PCCC của cơ quan có thẩm quyền | 100.000 đồng – 300.000 đồng |
Không xuất trình các giấy tờ về PCCC khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu | |
Không chấp hành quy định về PCCC của cơ quan có thẩm quyền | 300.000 đồng – 500.000 đồng |
Thực hiện không đủ, không đúng thời hạn về PCCC khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản | |
Không bố trí, niêm yết nội quy về PCCC | 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng |
Không thực hiện các yêu cầu về PCCC khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản | 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng |
Bạn có thể tham khảo thêm các quy định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC tại Mục 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
1. Hồ sơ PCCC gồm những gì?
Bộ hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Bản sao giấy phép kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC;
- Văn bản nghiệm thu về PCCC;
- Danh sách nhân viên được huấn luyện về PCCC;
- Các phương án phòng cháy chữa cháy.
2. Đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là những ai?
1 số đối tượng tiêu biểu phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy là khách sạn, nhà hàng; trung tâm hội nghị/tổ chức sự kiện; bãi giữ xe/gara xe ô tô…
3. Chi phí làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy tại Anpha
Chi phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tùy vào từng cơ sở là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như địa điểm, quy mô, vị trí, ngành nghề kinh doanh…Liên hệ Anpha để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết.
4. Thời hạn sử dụng giấy phép PCCC
Thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy là 3 năm, kể từ ngày cấp.
5. Cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy?
Bạn có thể tham khảo như sau:
Bước 1: Sau khi xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng phải xin giấy phép PCCC, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép PCCC.
Bước 2: Xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hay Phòng Cảnh sát PCCC cấp giấy phép và tiến hành nộp hồ sơ.
Bước 3: Tùy lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp mà thời gian thẩm duyệt thiết kế PCCC sẽ từ 5 – 15 ngày làm việc.
Gọi cho chúng tôi theo số 0974 833 164 để được hỗ trợ.