Được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định và có mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng chính vì vậy, nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư) của các cá nhân, tổ chức nước ngoài ngày càng tăng cao.
I. Tìm hiểu về hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 quy định thì những đối tượng sau đây phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư:
– Những công ty có từ 1% – 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp khi thành lập.
– Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh; hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC.
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
II. Quy định pháp luật về hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Hiểu như thế nào về hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Giấy chứng nhận đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục bắt buộc trước khi cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những tài liệu nào
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
– Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:
– Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
– Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
– Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)
3. Đâu là những tài liệu bắt buộc để hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ bắt buộc khi đăng ký đầu tư nước ngoài:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Hồ sơ tư cách pháp nhân của nhà đầu tư;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc văn bản khác xác định quyền sử dụng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư;
– Nội dung giải thích về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;
– Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện và năng lực của nhà đầu tư.
III. Một số thắc mắc về hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Tài liệu về năng lực tài chính của nhà đầu tư là tài liệu quan trọng phải có trong hồ sơ hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
– Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
– Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
– Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 3 Luật Sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 thì nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
– Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
– Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
– Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Hợp đồng BCC có bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC) là một trong những hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay không còn tùy thuộc vào loại hình và nội dung của dự án đầu tư.
Trường hợp bắt buộc
– Dự án đầu tư theo hình thức BCC: Nếu nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, thì bắt buộc phải có hợp đồng này trong hồ sơ đăng ký đầu tư. BCC là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà đầu tư và các bên liên quan xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
– Hợp đồng khác liên quan đến hoạt động đầu tư: Trong một số trường hợp, các hợp đồng hợp tác, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hoặc các thỏa thuận khác có thể được yêu cầu nếu chúng là một phần không thể thiếu của dự án đầu tư.
Trường hợp không bắt buộc
– Đầu tư theo hình thức khác: Nếu nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn các hình thức đầu tư khác như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, góp vốn, mua cổ phần, hoặc đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC không bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký đầu tư.
3. Hộ gia đình muốn vay vốn đầu tư ra nước ngoài có cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không?
Hộ gia đình muốn vay vốn đầu tư ra nước ngoài có cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-NHNN như sau:
“Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay để đầu tư ra nước ngoài khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
3. Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
4. Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.”
Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình muốn vay vốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép.
Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
4. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn có cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020 chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp sau thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Như vậy khi đầu tư thông qua hình thức thực hiện dự án đầu tư, thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Còn đối với trường hợp đầu tư thông qua hình thức góp vốn thì thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không phải là thủ tục bắt buộc.
5. Hồ sơ đăng ký góp vốn vào công ty hợp danh của nhà đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ gì?
Theo điểm 3.2 khoản 3 Mục I Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 thì hồ sơ đăng ký góp vốn vào công ty hợp danh của nhà đầu tư nước ngoài cần các giấy tờ sau:
(1) Văn bản đăng ký góp vốn và công ty hợp danh, gồm những nội dung:
– Thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn;
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn vào công ty hợp danh;
– Giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn;
– thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn và công ty hợp danh có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;
(3) Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty hợp danh nhân góp vốn
(4) Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty hợp danh nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài .
Về thủ tục đăng ký góp vốn vào công ty hợp danh của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
– Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ cho hồ sơ đăng ký góp vốn, công ty hợp danh cần nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi công ty hợp danh đặt trụ sở chính.
– Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan đăng ksy đầu tư sẽ ra văn bản chấp thuận.
– Căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, công ty hợp danh có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện thủ tục thay đổi thành viên tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
CÔNG TY LUẬT TNHHVNSI là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Hỗ trợ xây dựng hồ sơ pháp lý cho việc hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Tư vấn về các quy định quy trình hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Hướng dẫn thủ tục xin các giấy phép liên quan đến hoạt động hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến hồ sơ đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam