THÀNH LẬP CHI NHÁNH – ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH – VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh hình thức nào sẽ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hiện tại. Hãy cùng Luật sư VNSI theo dõi ngay tại bài viết này để lựa chọn hình thức tối ưu cho doanh nghiệp của quý khách.

I. So sánh khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Bên cạnh việc thành lập mới doanh nghiệp, chúng ta còn có thể thành lập thêm các đơn vị phụ thuộc để thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp dưới các hình thức như: thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Trước hết, hãy tìm hiểu về sự khác biệt giữa ba hình thức này có điểm nào khác biệt:

1. Bảng so sánh chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Các tiêu chí Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
1. Nội dung hoạt động kinh doanh Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Chức năng kinh doanh
  • Chức năng đại diện theo quyền
Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó như:

  • Văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện hoạt động nghiên cứu;
  • Cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Tiếp cận thị trường và đối tác;…

Lưu ý: Không được phép kinh doanh

Thực hiện một phần hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ định, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
2. Con dấu Được sở hữu con dấu riêng Được sở hữu con dấu riêng Không có con dấu riêng
3. Giao dịch Được phép đứng tên ký kết các giao dịch nếu được công ty ủy quyền hợp pháp Không được đứng tên ký kết các giao dịch Không được đứng tên ký kết các giao dịch
4. Hình thức hạch toán Độc lập hoặc phụ thuộc Phụ thuộc Phụ thuộc
5. Các loại thuế phải nộp Lệ phí môn bài

Thuế Giá trị gia tăng

Thuế Thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân Lệ phí môn bài

2. Tư vấn chọn lựa hình thức cho doanh nghiệp

Như vậy, tùy theo nhu cầu thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình cho phù hợp, cụ thể như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng đại diện, ký kết hợp đồng,.. mà không thực hiện chức năng kinh doanh, thì doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập văn phòng đại diện.
  • Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh mà không có nhu cầu thực hiện chức năng đại diện thì doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh vì chi nhánh có thể hoạt động độc lập như một công ty mẹ, do đó sẽ thuận lợi hơn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch với công ty.

3. Lưu ý về tên khi thành lập

  • Cũng như thành lập doanh nghiệp, cách đặt tên của các hình thức này phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  • Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Sau khi đã tham khảo những thông tin về thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, chắc chắn quý khách đã có được quyết định phù hợp cho định hướng doanh nghiệp. Nếu gặp các vấn đề khó khăn về thủ tục hoặc cần thêm thông tin, quý khách liên hệ ngay đến VNSI để được tư vấn nhanh chóng và tận tâm nhất.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164