Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ LÀ GÌ?

Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản phê duyệt hoạt động đầu tư, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng các điều kiện cần thiết. Thông thường, nó chặt chẽ liên quan đến các dự án đầu tư và đặc biệt quan trọng trong trường hợp của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Điều này có thể hiểu rằng giấy chứng nhận đầu tư là một điều kiện tiên quyết quan trọng để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đối với những trường hợp mà quy định pháp luật yêu cầu, việc tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng và bắt buộc.

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Luật đầu tư 2020 quy định rõ các hình thức đầu tư nhằm khuyến khích sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình đầu tư. Cụ thể, có các hình thức sau đây:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức này bao gồm việc thành lập công ty với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, hoặc thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước và Chính phủ trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thực hiện, nhà đầu tư cần có dự án đầu tư và tuân thủ các thủ tục để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật chứng khoán, cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, cùng các điều kiện của điều ước quốc tế.

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Hình thức đầu tư gián tiếp này sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thông qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác mà không tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động đầu tư. Đối với hình thức này, nhà đầu tư cần tuân thủ đầy đủ hình thức và thủ tục liên quan đến góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp.

Thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đầu tư thông qua hình thức hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đây là một phương thức đầu tư được thực hiện thông qua hợp tác giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân, thường thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư.

Đầu tư theo hợp đồng BCC

Hình thức đầu tư BCC là sự hợp tác giữa các nhà đầu tư, không đòi hỏi việc thành lập pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC giúp những bên tham gia tiến hành hoạt động đầu tư một cách nhanh chóng mà không phải mất thời gian và chi phí để thiết lập và quản lý một pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC tuân theo quy định của pháp luật về dân sự, và ít nhất một bên phải là nhà đầu tư nước thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng nhập đầu tư.

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Để đề xuất xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, những nhà đầu tư cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Dự án đầu tư không được hoạt động trong các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện 2: Địa điểm thực hiện hợp pháp

Nhà đầu tư phải có địa điểm thực hiện dự án đầu tư đúng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện 3: Phù hợp với quy hoạch

Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch, và chi tiết hơn, có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020.

Điều kiện 4: Đáp ứng suất đầu tư và quy mô lao động

Đảm bảo đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất cụ thể và số lượng lao động sử dụng (nếu có).

Điều kiện 5: Tiếp cận thị trường

Tuân thủ các điều kiện liên quan đến tiếp cận thị trường, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu xin giấy phép đầu tư.

Những điều kiện này được xác định để đảm bảo tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch và thị trường, cũng như tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh.

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bước 1. Kiểm tra ngành nghề kinh doanh có đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường hay không?

Căn cứ Điều 9 của Luật Đầu tư 2020 thì ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

“1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện;

3) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ các trường hợp thuộc Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 36 của Nghị định số 31/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các tài liệu như sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, bao gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách của nhà đầu tư: (1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; (2) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 3. Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 31/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đầu tư thì “Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày khai hồ sơ trực tuyến mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ thì hồ sơ kê khai trực tuyến không còn hiệu lực”.

Như vậy, trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 4. Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Leave Comments

0974 833 164
0974833164