Vì lẽ đó, các Bộ luật hình sự Việt Nam đều quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người ở vị trí thứ hai sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đây là một trong những chương của BLHS bao gồm những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.

Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người xác định những hành vi bị coi là hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người cũng như quy định các khung hình phạt cho phép áp dụng đối với người có hành vi phạm tội đó. Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại chương XIV.

 

1. Khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng?

Các tội xâm phạm tính mạng là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác.

 

2. Danh sách các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người?

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có 13 tội danh thuộc nhóm tội phạm này. Đó là:

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thuộc Chương XIV của BLHS 2015 gồm 33 tội danh (quy định từ Điều 123 đến Điều 156):

– Điều 123. Tội giết người

– Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

– Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

– Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

– Điều 128. Tội vô ý làm chết người

– Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Điều 130. Tội bức tử

– Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

– Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

– Điều 133. Tội đe dọa giết người

– Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

– Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

– Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Điều 140. Tội hành hạ người khác

– Điều 141. Tội hiếp dâm

– Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

– Điều 143. Tội cưỡng dâm

– Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

– Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

– Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

– Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

– Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác

– Điều 149. Tội cố ý truyền HIV cho người khác

– Điều 150. Tội mua bán người

– Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

– Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

– Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

– Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

– Điều 155. Tội làm nhục người khác

– Điều 156. Tội vu khống

 

3. Mặt khách quan của tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm

– Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể nhưng cổ cùng tính chất là đều cố thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đó. Hành vi này được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong những hành vi phạm tội của nhóm tội này có những hành vi có thể được thực hiện cả bằng hình thức hành động và không hành động (như hành vi của tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS), có những hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức hành động (như hành vi của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 BLHS) và có hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức không hành động (hành vi của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 132 BLHS).

– Hậu quả mà những hành vi nói trên (trừ hành vi được quy định tại Điều 133) có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống của coh người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người. Tuy nhiên, hậu quả chết người chỉ được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong một số cấu thành tội phạm (như các cấu thành tội phạm tại Điều 123, Điều 124, Điều 125 BLHS). Ở các cấu thành tội phạm còn lại, hậu quả chết người không được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hai trong số các cấu thành tội phạm đó có sự mô tà dấu hiệu hậu quả là hành vi tự sát của mạng có 01 tội danh được quy định luôn luôn là tội phạm ít nghiêm trọng (Điều 124 BLHS); 02 tội danh được quy định có thể là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (các điều 123 và 149 BLHS); 04 tội danh được quy định có thể là tội phạm rất nghiêm trọng (các điều 127, 128, 129 và 130 BLHS); 06 tội danh được quy định có thể là tội phạm nghiêm trọng (các điều 125, 126,131, 132, 133 và 148 BLHS).

Ngoài hình phạt chính, hình phạt bổ sung được quy định ở 05 tội danh. Đó là tội giết người, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội không cứu giúp người đang ở trong tình hạng nguy hiểm đến tính mạng và tội cố ý truyền HIV cho người khác. Hình phạt bổ sung được quy định cho 05 tội danh này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Riêng ở tội giết người còn có thêm hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư trú.

 

4. Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Căn cứ vào Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

 

5. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Căn cứ vào Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

– Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm:

+ Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

+ Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.